Địa lý bất động sản Tuyên Quang
Mua bán nhà đất Tuyên Quang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam.
• Phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang
• Phía Đông Bắc giáp tỉnh Cao Bằng
• Phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên
• Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc
• Phía Tây Nam giáp tỉnh Phú Thọ
• Phía Tây giáp tỉnh Yên Bái.
Trung tâm hành chính của tỉnh là Thành phố Tuyên Quang, cách Thủ đô Hà Nội 131 km. Tuyên Quang nằm ở trung tâm của lưu vực sông Lô. sông Gâm chảy qua tỉnh theo hướng Bắc-Nam và nhập vào sông Lô ở phía Tây Bắc huyện Yên Sơn chỗ giáp ranh giữa ba xã Phúc Ninh, Thắng Quân và Tân Long.
Kinh tế bất động sản Tuyên Quang
Tuyên Quang là tỉnh miền núi, nền kinh tế nông-lâm nghiệp chiếm ưu thế, mô hình kinh tế trang trại kết hợp nông lâm. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Tuyên Quang xếp ở vị trí thứ 56/63 tỉnh thành. Năm 2018, Tuyên Quang là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 53 về số dân, xếp thứ 54 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 55 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 30 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 780.100 người dân, GRDP đạt 28.084 tỉ Đồng (tương ứng với 1,2197 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 36 triệu đồng (tương ứng với 1.564 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,04%. Có nhà máy thủy điện Tuyên Quang được đưa vào sử dụng chính thức ngày 30 tháng 1 năm 2008, công suất thiết kế đạt 342 MW. Nhà máy thủy điện Chiêm Hóa có công suất lắp máy 48 MW, hoàn thành tháng 3/2013.
-Nông nghiệp: lúa là cây lương thực chính, sau đó là các cây ngô, sắn, khoai lang. Cây công nghiệp gồm có: chè (nhà máy chè Tuyên Quang, Tháng Mười, Tân Trào), cây sả làm tinh dầu sả, lạc, đậu, tương. Cây ăn quả có: cam, quýt, nhãn, vải, chanh. Chăn nuôi có trâu, bò, lợn, dê, gia cầm...
-Công nghiệp: có quặng kẽm, quặng mangan, quặng thiếc, bột kẽm, khai thác ăntimoan... Sản xuất giấy, bột giấy, xi măng, vôi.
Hành chính bất động sản Tuyên Quang
Tỉnh Tuyên Quang có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 6 huyện với 138 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 10 phường, 6 thị trấn và 122 xã. Giao thông vận tải gồm có: Vận tải đường bộ và vận tải đường thủy. Khu di tích Đá Bàn, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn. Đây là nơi ở của hoàng thân Sufanuvong từ năm 1945 - 1951. Di tích là biểu tượng của tình hữu nghị sắt son, bền vững giữa hai dân tộc Việt Lào. Những ngày gian khó lãnh đạo hai nước đã từng làm việc bên nhau. Di tích đã được Bộ văn hóa thông tin công nhận di tích lịch sử.